Thụ lý đơn tố cáo trong thi hành án dân sự

Thụ lý đơn tố cáo trong thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Lâm hiện đang sống và làm việc tại Biên Hòa. Tôi đang làm việc tại một văn phòng luật sư. Tôi đang tìm hiểu về vấn đề thi hành án dân sự. Tôi muốn biết thụ lý đơn tố cáo trong thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Thụ lý đơn tố cáo trong thi hành án dân sự được quy định tại Điều 16 Thông tư 02/2016/TT-BTP quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự, theo đó: 

1. Sau khi tiếp nhận tố cáo thuộc thẩm quyền, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo kiểm tra, xác minh họ tên, địa chỉ của người tố cáo và các nội dung khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Luật tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo.

Trường hợp cần thiết, người giải quyết tố cáo có thể làm việc trực tiếp với người tố cáo để làm rõ nội dung tố cáo và các vấn đề khác có liên quan trước khi thụ lý giải quyết tố cáo.

2. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý giải quyết tố cáo trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo và thông báo cho người tố cáo và người bị tố cáo biết.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thụ lý đơn tố cáo trong thi hành án dân sự. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 02/2016/TT-BTP. 

Trân trọng! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào