Việc xác định nội dung yêu cầu của người tố cáo trong quá trình tiếp công dân được thực hiện ra sao?

Vấn đề xác định nội dung yêu cầu của người tố cáo trong quá trình tiếp công dân trong quá trình tiếp công dân được quy định như thế nào? Chào các bạn trong Ban biên tập Thư Ký Luật.Tôi là Tường Vy, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu về quy trình tiếp công dân tại các cơ quan nhà nước. Nhờ Ban biên tập trả lời giúp tôi, theo quy định pháp luật hiện hành, trong quá trình tiếp công dân, đối với trường hợp xử lý đơn tố cáo thì việc xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người tố cáo được thực hiện như thế nào? Văn bản nào điều chỉnh nội dung này ? Mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Tường Vy (vyvy***@gmail.com)

Việc xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người tố cáo trong quá trình tiếp công dân được quy định tại Điều 21 Thông tư 06/2014/TT-TTCP quy định quy trình tiếp công dân. Cụ thể như sau: 

Sau khi nghe, ghi chép nội dung tố cáo, nghiên cứu sơ bộ đơn tố cáo và các thông tin, tài liệu, bằng chứng do người tố cáo cung cấp, người tiếp công dân phải xác định được những nội dung sau:

1. Địa điểm, thời gian phát sinh vụ việc.

2. Người bị tố cáo là cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào.

3. Nội dung tố cáo, thẩm quyền giải quyết.

4. Quá trình xem xét, giải quyết, xử lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có): cơ quan, tổ chức, đơn vị đã giải quyết, kết quả giải quyết, hình thức văn bản giải quyết, quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền.

5. Yêu cầu của người tố cáo; lý do tố cáo tiếp và những thông tin, tình tiết, bằng chứng mới mà người tố cáo cung cấp trong trường hợp tố cáo tiếp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người tố cáo trong quá trình tiếp công dân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 06/2014/TT-TTCP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào