Việc bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo trong quá trình tiếp công dân được thực hiện ra sao?

Việc giữ bí mật và bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo trong quá trình tiếp công dân được quy định như  thế nào? Chào các bạn trong Ban biên tập Thư Ký Luật.Tôi là Võ Cảnh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Do nhu cầu công viêc, gần đây, tôi có tìm hiểu về quy trình tiếp công dân tại các cơ quan nhà nước. Cho tôi hỏi, trong quá trình tiếp công dân, trường hợp có đơn tố cáo, việc giữ bí mật và bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo được tiến hành ra sao? Tôi có thể tham khảo thêm nội dung này ở đâu? Mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Võ Cảnh (0122***@gmail.com)

Việc giữ bí mật và bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo trong quá trình tiếp công dân được quy định tại Điều 18 Thông tư 06/2014/TT-TTCP quy định quy trình tiếp công dân. Cụ thể như sau: 

Trong quá trình tiếp người tố cáo, người tiếp công dân phải giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích người tố cáo trừ khi người tố cáo đồng ý công khai; không được tiết lộ những thông tin có hại cho người tố cáo; nếu thấy cần thiết hoặc khi người tố cáo yêu cầu thì người tiếp công dân áp dụng những biện pháp cần thiết hoặc kiến nghị áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo. Đơn yêu cầu bảo vệ được thực hiện theo Mẫu số 07-TCD ban hành kèm theo Thông tư này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về giữ bí mật và bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo trong quá trình tiếp công dân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 06/2014/TT-TTCP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào