Việc soạn thảo thông tư liên tịch do Bộ Công an chủ trì về bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện như thế nào?

Việc soạn thảo thông tư liên tịch do Bộ Công an chủ trì về bảo vệ an ninh, trật tự được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Trọng Tài, hiện đang công tác tại Công an tỉnh Đồng Nai. Do nhu cầu công việc, gần đây tôi có tìm kiếm thông tin về vấn đề ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự quốc gia. Tuy nhiên, tôi gặp một vài vướng mắc mong được giải đáp. Cho tôi hỏi pháp luật hiện hành quy định như thế nào đối với việc soạn thảo thông tư liên tịch do Bộ Công an chủ trì về bảo vệ an ninh, trật tự? Tôi có thể tham khảo thêm nội dung này ở đâu? Mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn và chúc sức khỏe các bạn! Nghiêm Trọng Tài (0907****)

Việc soạn thảo thông tư liên tịch do Bộ Công an chủ trì về bảo vệ an ninh, trật tự được quy định tại Điều 22 Thông tư 66/2011/TT-BCA  quy định về xây dựng, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong Công an nhân dân. Cụ thể như sau:

1. Căn cứ vào tính chất, nội dung của dự thảo Thông tư, thủ trưởng đơn vị được phân công chủ trì soạn thảo thông tư liên tịch có thể xây dựng dự thảo quyết định thành lập Tổ soạn thảo trình đồng chí Thứ trưởng phụ trách đơn vị đó ký ban hành. Tổ trưởng Tổ soạn thảo là lãnh đạo đơn vị chủ trì. Thành viên của Tổ soạn thảo bao gồm đại diện Bộ Công an (đơn vị chủ trì, Vụ Pháp chế, các đơn vị liên quan) và đại diện các bên phối hợp ban hành thông tư liên tịch. Tổ soạn thảo có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Việc soạn thảo thông tư liên tịch do Bộ Công an chủ trì thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy định tại Điều 36 của Nghị định số 24/2009/NĐ-CP, quy định tại Điều 20 của Thông tư này với sự tham gia của đại diện các bên phối hợp ban hành thông tư liên tịch.

3. Việc lấy ý kiến tham gia và chỉnh lý dự thảo thông tư liên tịch thực hiện như sau:

a) Đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư liên tịch có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ, Công an địa phương (tùy theo phạm vi điều chỉnh của văn bản) và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bằng hình thức gửi dự thảo để góp ý. Trường hợp cần thiết, có thể tổ chức lấy ý kiến trực tiếp, tổ chức hội thảo, thông qua Cổng thông tin điện tử của Bộ (trừ những dự thảo có nội dung thuộc bí mật nhà nước và nội bộ Công an nhân dân);

b) Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nêu rõ vấn đề cần lấy ý kiến phù hợp với từng đối tượng và địa chỉ tiếp nhận ý kiến; tổng hợp, tiếp thu, giải trình nội dung các ý kiến đóng góp. Trường hợp cần thiết, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ văn bản tiếp thu hoặc giải trình các ý kiến và dự thảo đã được tiếp thu, chỉnh lý (trừ những dự thảo có nội dung thuộc bí mật nhà nước và nội bộ Công an nhân dân);

c) Sau khi tiếp thu ý kiến của Công an các đơn vị, địa phương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để chỉnh lý dự thảo thông tư liên tịch, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi văn bản xin ý kiến chỉ đạo của các Thứ trưởng; chỉnh lý dự thảo; giải trình những nội dung còn có ý kiến khác nhau (nếu có);

d) Đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư liên tịch báo cáo lãnh đạo Bộ ký văn bản gửi dự thảo đến các bên phối hợp ban hành thông tư liên tịch để lấy ý kiến về dự thảo; chỉnh lý dự thảo; giải trình những nội dung còn có ý kiến khác nhau (nếu có) trước khi gửi hồ sơ để Vụ Pháp chế thẩm định.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về viêc soạn thảo thông tư liên tịch do Bộ Công an chủ trì về bảo vệ an ninh, trật tự. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 66/2011/TT-BCA .

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào