Việc đánh giá tác động của văn bản về lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự được tiến hành như thế nào?
Việc đánh giá tác động của văn bản về lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự được quy định tại Điều 8 Thông tư 66/2011/TT-BCA quy định về xây dựng, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong Công an nhân dân. Cụ thể như sau:
Việc đánh giá tác động của văn bản (luật, pháp lệnh, nghị định) về lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 24/2009/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Khi đề nghị xây dựng văn bản (luật, pháp lệnh, nghị định), đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản phải xây dựng báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản theo quy định tại Điều 37 của Nghị định số 24/2009/NĐ-CP.
2. Trước và trong quá trình soạn thảo văn bản (luật, pháp lệnh, nghị định), đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản phải xây dựng báo cáo đánh giá tác động của văn bản (gồm: đánh giá tác động sơ bộ, đánh giá tác động đầy đủ) theo quy định tại Điều 38 của Nghị định số 24/2009/NĐ-CP.
3. Sau 3 (ba) năm thi hành văn bản (luật, pháp lệnh, nghị định), đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản phải xây dựng báo cáo đánh giá tác động của văn bản trong thực tiễn theo quy định tại Điều 39 của Nghị định số 24/2009/NĐ-CP.
4. Đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản (luật, pháp lệnh, nghị định) phải bảo đảm chất lượng (tính khách quan, chính xác) của báo cáo đánh giá tác động; trình Bộ trưởng xem xét, duyệt ký trước khi gửi hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản, hồ sơ gửi thẩm định dự thảo văn bản đến Bộ Tư pháp theo quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc đánh giá tác động của văn bản về lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 66/2011/TT-BCA .
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật