Nguyên tắc chung của chương trình phát triển đô thị là gì?
Nguyên tắc chung của chương trình phát triển đô thị được quy định tại Điều 3 Thông tư 12/2014/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành cụ thể như sau:
1. Chương trình phát triển đô thị phải phù hợp với Chương trình phát triển đô thị quốc gia, khả năng huy động nguồn lực thực tế tại địa phương. Chương trình phát triển đô thị được lập cho từng giai đoạn 5 năm và ưu tiên giai đoạn đầu (5 năm và hàng năm).
2. Căn cứ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh phù hợp với nội dung và khung thời gian quy hoạch xây dựng vùng tỉnh. Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh phải được phê duyệt không quá 12 tháng kể từ khi quy hoạch xây dựng vùng tỉnh được phê duyệt.
3. Căn cứ Quy hoạch chung đô thị được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức lập Chương trình phát triển từng đô thị thuộc tỉnh phù hợp với nội dung và khung thời gian của quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và Quy hoạch chung đô thị được phê duyệt. Chương trình phát triển cho từng đô thị phải được phê duyệt không quá 12 tháng kể từ khi quy hoạch chung đô thị được phê duyệt. Đối với đô thị loại V, Chương trình phát triển đô thị được lồng ghép trong Hồ sơ khu vực phát triển đô thị theo quy định tại Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
4. Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh được phê duyệt là cơ sở để lập đề án và đánh giá nâng loại đô thị. Chương trình phát triển từng đô thị được phê duyệt là cơ sở lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị, lập kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị và xây dựng kế hoạch huy động vốn đầu tư phát triển đô thị.
5. Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối quản lý, tổ chức việc lập, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Chương trình phát triển đô thị theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Lập đề cương Chương trình phát triển đô thị và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Chủ trì tổ chức thẩm định Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và từng đô thị theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này;
c) Đề xuất việc điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
6. Cơ quan trực tiếp lập Chương trình phát triển đô thị gồm Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị và các tổ chức tư vấn có đủ năng lực theo quy định của pháp luật, Ủy bannhân dân cấp tỉnh quyết định cơ quan trực tiếp lập Chương trình phát triển đô thị. Trường hợp phải thuê tư vấn, Sở Xây dựng tổ chức lựa chọn tư vấn lập Chương trình phát triển đô thị trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
7. Các Sở, Ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng và cơ quan trực tiếp lập Chương trình phát triển đô thị trong quá trình lập, thẩm định Chương trình phát triển đô thị.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc chung của chương trình phát triển đô thị. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 12/2014/TT-BXD
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật