Hiệu lực của hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích được quy định như thế nào?

Hiệu lực của hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên Lê Hồng Anh, hiện đang là giảng viên bộ môn Công nghệ sinh học trường Đại học Yersin. Trong quá trình hoạt động chuyên môn, bộ môn tôi phát sinh nhu cầu tiếp nhận nguồn gen mới. Nhưng tôi có nghe phải trải qua quy trình thẩm định và cấp giấy phép thì chúng tôi mới được ký hợp đồng về việc tiếp nhận nguồn gen. Xin hỏi Ban biên tập Thư Ký Luật về hiệu lực của hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích được quy định như thế nào? Vấn đề này quy định tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cám ơn. (Hồng Anh - 0938***)  

Hiệu lực của hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 59/2017/NĐ-CP về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen cụ thể như sau:

Hợp đồng chỉ có hiệu lực sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.

Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề hiệu lực của hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích . Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Nghị định 59/2017/NĐ-CP

Trân trọng!

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào