Trách nhiệm của cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Nghị định thư Nagoya là gì?
Trách nhiệm của cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Nghị định thư Nagoya quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 59/2017/NĐ-CP về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen cụ thể như sau:
Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Nghị định thư Nagoya có trách nhiệm:
a) Thực hiện thống nhất quản lý hoạt động cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen;
b) Làm đầu mối cung cấp, trao đổi thông tin với Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học thông qua Cổng trao đổi thông tin quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích theo quy định của Nghị định thư Nagoya; chủ trì xây dựng Báo cáo quốc gia về việc thực hiện Nghị định thư Nagoya tại Việt Nam; kiến nghị, đề xuất việc thực hiện và tổ chức thực hiện theo phân công của Chính phủ các quyết định của Hội nghị các bên tham gia Nghị định thư Nagoya; điều phối, tổ chức việc thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia đối với Nghị định thư Nagoya;
c) Phối hợp với các quốc gia khác trong việc thực hiện các biện pháp tuân thủ Nghị định thư Nagoya áp dụng đối với các nguồn gen của Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Nghị định thư Nagoya. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Nghị định 59/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật