Việc công khai kết quả mua sắm tập trung được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên Cao Bá Thành, là nhân viên UBND xã Nam Dong – Cư Jut - Dak Nông Trong thời gian qua, nhờ đọc các thông tin trên báo chí, tôi thấy tình trạng sử dụng công quỹ không hợp lý đang diễn ra gây lãng phí cho ngân sách Nhà nước. Bởi vậy, Chính phủ đã quyết định hình thành cơ chế mua sắm tập trung nhằm tránh tình trạng lãnh phí. Tôi có nghe được để thực hiện quy trình này, hằng năm các cơ quan Nhà nước lập văn bản đăng ký mua tập trung, sau đó mời thầu, và phương án mời thầu phải được phê duyệt. Có hai phương thức mua sắm tập trung đó là: mua sắm tập trung theo cách thức ký thỏa thuận khung và mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp. Tôi chưa hiểu về phương thức quản lý tiền chi cho mua sắm tập trung và tôi muốn hỏi Ban biên tập Thư Ký Luật việc công khai kết quả mua sắm tập trung được pháp luật quy định như thế nào? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. dathoang**@***
Việc công khai kết quả mua sắm tập trung quy định tại Khoản 3 Điều 31 Thông tư 35/2016/TT-BTC hướng dẫn việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành cụ thể như sau:
Công khai kết quả mua sắm tập trung:
a) Nội dung công khai: Số lượng tài sản mua sắm; chủng loại tài sản mua sắm; đơn giá mua sắm tài sản; nguồn vốn mua sắm tài sản; hình thức mua sắm tài sản; nhà thầu cung cấp tài sản; các Khoản hoa hồng, chiết khấu, khuyến mãi (nếu có) khi thực hiện mua sắm.
b) Thời gian thực hiện công khai: Theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về công khai kết quả mua sắm tập trung. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 35/2016/TT-BTC.
Trân trọng!