Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 47 Nghị định 26/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số (được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Nghị định 106/2011/NĐ-CP ). Cụ thể bao gồm:
1. Quy định hoạt động cung cấp dịch vụ.
2. Quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trên cơ sở không được trái với các quy định pháp luật có liên quan và nguyên tắc của hệ thống pháp luật Việt Nam.
3. Chịu sự kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Cung cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan an ninh những thông tin cần thiết nhằm phục vụ công tác đảm bảo an ninh thông tin, điều tra phòng chống tội phạm theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật về tố tụng quy định.
5. Trong trường hợp khẩn cấp do pháp luật về tình trạng khẩn cấp quy định hoặc để đảm bảo an ninh quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng có nghĩa vụ thực hiện mọi sự hỗ trợ cần thiết theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng có quyền đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng để đảm bảo an toàn cho chữ ký số theo quy định tại Điều 9 Nghị định này. Điều kiện, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng tuân theo các quy định tại Điều 48, Điều 49, Điều 50 Nghị định này.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 26/2007/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật