Cơ quan cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ là ai?

Cơ quan cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Như Phương, sinh viên trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Tôi đang làm bài tiểu luận liên quan đến vấn đề cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Vì vậy, tôi muốn hỏi hiện nay chủ thể nào có thẩm quyền cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (phuong***@gmail.com)  

Cơ quan cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ được quy định tại Điều 18 Nghị định 78/2010/NĐ-CP về cho vay lại nguồn vốn vay của nước ngoài  của Chính phủ như sau:

1. Bộ Tài chính trực tiếp thực hiện việc cho vay lại đối với:

a) Tổ chức tài chính, tín dụng để thực hiện chương trình hạn mức tín dụng không có ràng buộc cụ thể. Các tổ chức tài chính, tín dụng được tự lựa chọn đối tượng vay vốn cuối cùng, quyết định lãi suất cho vay đến người vay lại cuối cùng và chịu rủi ro tín dụng.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

c) Một số dự án đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép miễn thẩm định các điều kiện cho vay lại và bảo đảm tiền vay.

2. Bộ Tài chính ủy quyền cho tổ chức tài chính, tín dụng làm cơ quan cho vay lại trong các trường hợp:

a) Cho doanh nghiệp vay lại để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư cụ thể. Trong trường hợp này, các tổ chức tài chính, tín dụng không chịu rủi ro tín dụng.

b) Để thực hiện các chương trình, hạn mức tín dụng có ràng buộc về đối tượng, địa bàn, lĩnh vực, lãi suất cho vay lại và/hoặc các điều kiện khác có liên quan. Tùy theo tính chất của chương trình, hạn mức tín dụng, tổ chức tài chính, tín dụng có thể phải chịu hoặc không chịu rủi ro tín dụng.

3. Lựa chọn cơ quan cho vay lại

Bộ Tài chính lựa chọn các tổ chức tài chính, tín dụng làm cơ quan cho vay lại theo các tiêu chí sau:

a) Có kinh nghiệm thực hiện cho vay các chương trình, dự án đầu tư trong lĩnh vực được vay lại.

b) Có địa bàn hoạt động phù hợp với địa bàn của chương trình, dự án vay lại.

c) Chấp nhận các quy định về quản lý, thu hồi vốn cho vay lại, phí cho vay lại và chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.

d) Được bên cho vay nước ngoài chấp thuận làm cơ quan cho vay lại (nếu thỏa thuận vay nước ngoài có quy định).

đ) Đối với cho vay lại vốn vay ODA, ưu tiên lựa chọn các ngân hàng chính sách của Chính phủ. Đối với cho vay lại vốn vay thương mại, vay ưu đãi, lựa chọn các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính tín dụng khác trong đó ưu tiên các ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng tham gia đồng tài trợ cho dự án vay lại.

4. Cơ quan cho vay lại được hưởng phí cho vay lại theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về cơ quan cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 78/2010/NĐ-CP.

Trân trọng! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chính phủ

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào