Chính sách phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký số được quy định thế nào?

Chính sách phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký số được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Em được biết hiện nay, việc sử dụng chữ ký số khá phổ biến trong các giao dịch điện tử. Vì vậy mà dịch vụ chứng thực chữ ký số cũng ra đời và dần phát triển. Anh chị cho em hỏi pháp luật hiện hành quy định ra sao đối với chính sách phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký số? Em có thể tham khảo thêm thông tin tại đâu? Xin cảm ơn và chúc sức khỏe các anh chị.  Thanh Huyền (0907****)

Chính sách phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký số được quy định tại Điều 5 Nghị định 26/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Cụ thể như sau:

1. Nhà nước khuyến khích việc sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội để thúc đẩy việc trao đổi thông tin và các giao dịch qua mạng nhằm nâng cao năng suất lao động; mở rộng các hoạt động thương mại; hỗ trợ cải cách hành chính, tăng tiện ích xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm an ninh, quốc phòng.

2. Nhà nước thúc đẩy việc ứng dụng chữ ký số và phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký số thông qua những dự án trọng điểm nhằm nâng cao nhận thức; phổ biến pháp luật; phát triển ứng dụng; tổ chức đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu, hợp tác và chuyển giao công nghệ liên quan đến chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

3. Nhà nước hỗ trợ hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai và các ưu đãi khác.

Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về chính sách phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký số. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 26/2007/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng thực chữ ký

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào