Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong vấn đề lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại ngân hàng nhà nước Việt Nam?
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong vấn đề lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tại Điều 18 Thông tư 04/2016/TT-NHNN quy định việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cụ thể như sau:
1. Sở Giao dịch
a) Thực hiện lưu ký, thanh toán, thu lãi, thu phí lưu ký, hạch toán, cầm cố, phong tỏa và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định;
b) Theo dõi, xem xét và phân quyền giao dịch cho các nhân sự của thành viên tham gia nghiệp vụ lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước;
c) Cung cấp cho thành viên quyền tra cứu số dư lưu ký, tình hình sử dụng giấy tờ có giá của thành viên tại Ngân hàng Nhà nước qua mạng và sao kê Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký;
d) Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nghiệp vụ lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước;
đ) Giám đốc Sở Giao dịch ký kết thỏa thuận với VSD về việc sử dụng các dịch vụ của VSD và kết nối truyền dữ liệu điện tử giữa hai bên trong nghiệp vụ lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Vụ Tài chính - Kế toán
Hướng dẫn hạch toán kế toán đối với các giao dịch lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
3. Cục Công nghệ tin học
a) Làm đầu mối, phối hợp với Sở Giao dịch và các đơn vị liên quan xây dựng, cài đặt, thực hiện bảo dưỡng, bảo trì các chương trình phần mềm liên quan và đảm bảo hạ tầng mạng giao dịch và truyền thông cho nghiệp vụ lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước;
b) Cấp chữ ký số, mã khóa truy cập, mã khóa phê duyệt cho nghiệp vụ lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước.
4. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý vi phạm đối với thành viên trong thực hiện các quy định tại Thông tư này.
5. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính
a) Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ có giá và lưu giữ giấy tờ có giá loại chứng chỉ cho các thành viên có Hội sở chính trên địa bàn;
b) Thực hiện quản lý, theo dõi và giao trả giấy tờ có giá loại chứng chỉ theo thông báo của Sở Giao dịch.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong vấn đề lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại ngân hàng nhà nước Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 04/2016/TT-NHNN
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật