Nguyên tắc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá đối với giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước?
Nguyên tắc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá đối với giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 04/2016/TT-NHNN quy định việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cụ thể như sau:
1. Đối với giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá trong ngày phát sinh giao dịch theo nguyên tắc:
a) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước là bên mua hoặc là bên nhận giấy tờ có giá khi xử lý tài sản bảo đảm, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Tài khoản giấy tờ có giá cầm cố của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước;
b) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước là bên bán, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước;
c) Trường hợp xử lý tài sản cầm cố trong giao dịch cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên trên thị trường liên ngân hàng, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá cho mục đích cấp tín dụng trên thị trường liên ngân hàng của bên cầm cố sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước của bên nhận cầm cố.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề nguyên tắc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá đối với giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 04/2016/TT-NHNN.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật