Quy tắc xét nghiệm xác định mầm bệnh trên động vật thủy sản?

Quy tắc lấy mẫu, chẩn đoán, xét nghiệm xác định mầm bệnh trên động vật thủy sản? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Hoàn Châu, hiện đang thực tập tại Chi cục Thú y Quảng Trị. Trong quá trình làm việc, em được giao hỗ trợ thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề em đã tìm hiểu nhưng chưa rõ. Cụ thể, xin Ban Biên Tập Thư Ký Luật cho biết quy tắc lấy mẫu, chẩn đoán, xét nghiệm xác định mầm bệnh trên động vật thủy sản. Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Em xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật.chaudaipa***@gmail.com  

Vấn đề quy tắc lấy mẫu, chẩn đoán, xét nghiệm xác định mầm bệnh trên động vật thủy sản quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cụ thể như sau:

1. Chi cục Thú y chỉ đạo tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm xác định mầm bệnh. Mẫu bệnh phẩm phải được gửi đến phòng thử nghiệm được công nhận trong vòng 01 (một) ngày kể từ khi kết thúc việc lấy mẫu.

2. Khi nhận được mẫu, phòng thử nghiệm được chỉ định có trách nhiệm xét nghiệm và trả lời kết quả cho cơ quan gửi mẫu trong thời hạn sau đây:

a) Đối với bệnh do vi rút, ký sinh trùng là 02 (hai) ngày;

b) Đối với bệnh do vi khuẩn, nấm là 04 (bốn) ngày;

c) Chẩn đoán, xét nghiệm tìm tác nhân là 07 (bảy) ngày.

3. Trường hợp không chẩn đoán xác định được mầm bệnh, phòng thử nghiệm được công nhận thông báo cho cơ quan gửi mẫu và phối hợp với các phòng thử nghiệm khác để thực hiện hoặc báo cáo Cục Thú y để chỉ đạo, hướng dẫn chẩn đoán xác định mầm bệnh.

4. Trường hợp mẫu bệnh phẩm không đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng, phòng thử nghiệm được công nhận trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan lấy mẫu lại, lấy mẫu bổ sung để chẩn đoán xét nghiệm.

5. Trong cùng một xã, phường, thị trấn, cùng một vùng nuôi có chung nguồn nước cấp và trong cùng giai đoạn có dịch bệnh, khi đã có kết quả xét nghiệm cho những ổ dịch đầu tiên, không nhất thiết phải lấy mẫu xét nghiệm ở những ổ dịch tiếp theo. Kết luận về các ổ dịch tiếp theo được dựa vào dấu hiệu lâm sàng của động vật thủy sản mắc bệnh, môi trường nước nuôi. Trường hợp các ổ dịch tiếp theo có động vật thủy sản mắc bệnh với triệu chứng, bệnh tích lâm sàng không giống với bệnh đã được xác định thì tiếp tục lấy mẫu để xét nghiệm xác định mầm bệnh.

Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề quy tắc lấy mẫu, chẩn đoán, xét nghiệm xác định mầm bệnh trên động vật thủy sản. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào