Nguyên tắc bảo mật thông tin đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại là gì?

Nguyên tắc bảo mật thông tin đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại là gì? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi muốn biết quy định của pháp luật hiện tại đối với vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, nhưng có vài vấn đề tôi chưa rõ lắm. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Nguyên tắc bảo mật thông tin đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật.  Kim Anh (anh***@gmail.com)

Nguyên tắc bảo mật thông tin đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại được quy định tại Điều 24 Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em như sau:

1. Mọi thông tin, thông báo, tố giác trong quá trình tiếp nhận, xác minh phải được bảo mật vì lợi ích, sự an toàn của người cung cấp thông tin và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em có liên quan.

2. Quá trình cung cấp, trao đổi thông tin phục vụ cho việc bảo vệ trẻ em giữa nơi tiếp nhận thông tin và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em phải được bảo mật.

3. Thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em phải xác định mức độ bảo mật và phạm vi cung cấp thông tin, báo cáo.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc bảo mật thông tin đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 56/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào