Thẩm quyền kỷ luật đối với cán bộ chỉ huy đơn vị, chiến sĩ dân quân tự vệ được quy định như thế nào?

Thẩm quyền kỷ luật đối với cán bộ chỉ huy đơn vị, chiến sĩ dân quân tự vệ được quy định ra sao? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Minh Châu, sống tại Lai Châu, tôi có một bài tiểu luận liên quan đến vấn đề thẩm quyền kỷ luật đối với cán bộ chỉ huy đơn vị, chiến sĩ dân quân tự vệ. Để bổ sung cơ sở pháp lý cho bài viết của mình, cho tôi hỏi pháp luật quy định như thế nào về thẩm quyền kỷ luật đối với cán bộ chỉ huy đơn vị, chiến sĩ dân quân tự vệ? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (chau***@gmail.com)  

Thẩm quyền kỷ luật đối với cán bộ chỉ huy đơn vị, chiến sĩ dân quân tự vệ được quy định tại Điều 13 Thông tư 89/2010/TT-BQP Áp dụng các hình thức kỷ luật, thời hạn, trình tự và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ chỉ huy các đơn vị, chiến sĩ và tổ chức dân quân tự vệ như sau:

1. Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng, được quyền khiển trách chiến sĩ dân quân tự vệ.

2. Trung đội trưởng dân quân tự vệ, Thôn đội trưởng được quyền khiển trách đến Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng, cảnh cáo đến chiến sĩ dân quân tự vệ.

3. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Đại đội trưởng, Hải đội trưởng dân quân tự vệ được quyền:

a) Khiển trách đến Trung đội trưởng, Thôn đội trưởng;

b) Cảnh cáo đến Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng.

4. Tiểu đoàn trưởng, Hải đoàn trưởng dân quân tự vệ được quyền:

a) Khiển trách đến Đại đội trưởng, Hải đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Chính trị viên hải đội dân quân tự vệ;

b) Cảnh cáo đến Trung đội trưởng dân quân tự vệ.

5. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở có đại đội, hải đội, tiểu đoàn, hải đoàn dân quân tự vệ được quyền:

a) Khiển trách đến Đại đội trưởng, Hải đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Chính trị viên hải đội dân quân tự vệ; Tiểu đoàn trưởng, Hải đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Chính trị viên hải đoàn nơi cơ quan, tổ chức có biên chế tiểu đoàn, hải đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở;

b) Cảnh cáo đến Trung đội trưởng dân quân tự vệ.

6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền: Cách chức đến Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

7. Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Hải quân được quyền:

a) Cảnh cáo đến Tiểu đoàn trưởng, Hải đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Chính trị viên hải đoàn dân quân tự vệ, Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở;

b) Giáng chức, cách chức đến Đại đội trưởng.

8. Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Quân chủng Hải quân được quyền giáng chức, cách chức đến Tiểu đoàn trưởng, Hải đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Chính trị viên hải đoàn dân quân tự vệ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm quyền kỷ luật đối với cán bộ chỉ huy đơn vị, chiến sĩ dân quân tự vệ. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 89/2010/TT-BQP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dân quân tự vệ

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào