Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Dạy nghề trong hoạt động thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Dạy nghề trong hoạt động thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định tại Điều 12 Nghị định 39/2013/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành lĩnh vực dạy nghề gửi Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch được phê duyệt.
2. Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dạy nghề khi Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao.
3. Thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao.
4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra trong lĩnh vực dạy nghề thuộc thẩm quyền.
5. Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
6. Tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực dạy nghề thuộc phạm vi quản lý.
7. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Dạy nghề trong hoạt động thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 39/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!