Các đối tượng bị ngân hàng nhà nước thanh tra nếu vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?
Xử lý các đối tượng bị ngân hàng nhà nước thanh tra vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, theo đó:
1. Đối tượng thanh tra ngân hàng vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước còn áp dụng các biện pháp xử lý sau đây đối với đối tượng thanh tra ngân hàng:
a) Hạn chế chia cổ tức, chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng tài sản;
b) Hạn chế việc mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động;
c) Hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng;
d) Yêu cầu tổ chức tín dụng phải tăng vốn điều lệ để đáp ứng các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
đ) Yêu cầu tổ chức tín dụng phải chuyển nhượng vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần; cổ đông lớn, cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối phải chuyển nhượng cổ phần;
e) Quyết định giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với tổ chức tín dụng trong những trường hợp cần thiết bảo đảm an toàn cho tổ chức tín dụng và hệ thống các tổ chức tín dụng;
g) Áp dụng một hoặc một số tỷ lệ an toàn cao hơn mức quy định.
Ngoài ra xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng được hướng dẫn bởi Nghị định 96/2014/NĐ-CP, các biện pháp xử lý giám sát ngân hàng được hướng dẫn bởi Điều 25 Nghị định 26/2014/NĐ-CP
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề xử lý các đối tượng bị ngân hành nhà nước thanh tra vi phạm pháp luật. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Luật Ngân hành Nhà nước Việt Nam 2010.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật