Nguyên tắc xử lý khi thừa tiền mặt tại kho bạc nhà nước được quy định như thế nào?

Việc xử lý khi thừa tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước sẽ áp dụng nguyên tắc nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật? Tôi là Thủy, nhân viên kế toán tại công ty chứng khoán ở Tp.HCM. Tôi đang tìm hiểu về vấn đề kiểm soát tài chính tại Kho bạc Nhà nước? Cho tôi hỏi, pháp luật quy định như thế nào về nguyên tắc xử lý khi thừa tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (thuy***@gmail.com)  

Nguyên tắc xử lý khi thừa tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 34 Thông tư 33/2017/TT-BTC Quy định chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước như sau:

Thừa tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý:

a) Thừa tiền mặt do tiền lẻ phát sinh trong giao dịch, cuối tháng kế toán lập phiếu thu, hạch toán số tiền này vào tài khoản tiền gửi của Kho bạc.

b) Thừa tiền mặt chưa rõ nguyên nhân, kế toán lập phiếu thu, hạch toán số tiền này vào tài khoản thừa, thiếu chờ xử lý; thừa giấy tờ có giá, tài sản quý chưa rõ nguyên nhân, kế toán lập phiếu thu, hạch toán số thừa vào tài khoản ngoại bảng chờ xử lý.

...

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc xử ký khi thừa tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 33/2017/TT-BTC.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào