Trường hợp giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

Trường hợp nào phải giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Tôi tên là Khánh Hùng, hiện đang là nhân viên tự do ở Hà Nội, cho tôi hỏi, pháp luật hiện hành quy định về trường hợp giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! Email: hung.khanh***@gmail.com  

Trường hợp giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được quy định tại Khoản 1 Điều 102 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục như sau:

a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền;

b) Sau 06 tháng kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục không đăng ký hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục hoặc không đủ điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

c) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mà không khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

d) Hết thời hạn giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nhưng không đề nghị gia hạn hoặc không được gia hạn;

đ) Người ký quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục không đúng thẩm quyền;

e) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trường hợp giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 46/2017/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm định chất lượng giáo dục

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào