Trách nhiệm của công chức quản lý chìa khóa kho tiền, két sắt được quy định như thế nào?
Vấn đề trách nhiệm của công chức quản lý chìa khóa kho tiền, két sắt được quy định tại Điều 28 Thông tư 33/2017/TT-BTC Quy định chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống kho bạc nhà nước như sau
1. Công chức được giao quản lý và sử dụng các loại chìa khóa kho tiền, két sắt có trách nhiệm đảm bảo an toàn, bí mật chìa khóa được giao.
2. Công chức được giao quản lý và sử dụng các loại chìa khóa kho tiền, két sắt không được phép làm các việc sau:
a) Mang chìa khóa ra ngoài trụ sở cơ quan.
b) Cho người không có nhiệm vụ xem, cầm, cất giữ hộ chìa khóa.
c) Làm thêm, sao chụp chìa khóa.
d) Khi mở, đóng xong, để chìa khóa tại ổ khóa trên cánh cửa kho tiền, két sắt.
đ) Tự ý sửa chữa ổ khóa, cánh cửa kho tiền và các trang thiết bị kỹ thuật gắn với kho tiền khi chưa được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị hoặc Kho bạc Nhà nước cấp trên.
e) Cố ý không thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn, bí mật chìa khóa, mã số của ổ khóa số dẫn đến làm mất, hư hỏng chìa khóa.
3. Tuyệt đối không để các chìa khóa sử dụng hàng ngày của ổ khóa cửa kho tiền qua tay một người trong mọi hoàn cảnh.
4. Trường hợp ổ khóa cửa kho tiền bị hỏng, chìa khóa bị mất hoặc lộ bí mật mã số, người làm mất, lộ phải báo cáo ngay với thủ trưởng đơn vị có kho tiền bằng văn bản, nêu rõ nguyên nhân, thời gian, địa điểm làm mất chìa khóa; thủ trưởng đơn vị có kho tiền lập biên bản về việc mất chìa khóa và làm thủ tục lấy chìa khóa dự phòng để sử dụng tạm thời, đồng thời báo cáo Kho bạc Nhà nước cấp trên. Ổ khóa cửa kho tiền bị hỏng, mất chìa hoặc bị lộ bí mật đều phải thay thế ngay bằng các ổ khóa mới; mã số của khóa số bị lộ bí mật phải thay ngay bằng mã số mới.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của công chức quản lý chìa khóa kho tiền, két sắt. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 33/2017/TT-BTC.
Trân trọng!