Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao trong hoạt động tương trợ tư pháp được quy định như thế nào?

Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm gì trong hoạt động tương trợ tư pháp? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật? Tôi là Thùy Dung, hiện tại tôi đang làm bài báo cáo về hoạt động của ngành Tòa án trong tương trợ tư pháp. Vì vậy, tôi muốn hỏi pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao trong hoạt động tương trợ tư pháp? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn. (dung***@gmail.com)  

Vấn đề trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao trong hoạt động tương trợ tư pháp được quy định tại Điều 64 Luật Tương trợ tư pháp 2007 như sau:

1. Tiếp nhận, chuyển giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các ủy thác tư pháp về hình sự; xem xét, quyết định việc thực hiện và yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan điều tra có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự; từ chối hoặc hoãn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự theo thẩm quyền.

2. Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp theo thẩm quyền.


3. Hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự.


4. Đề xuất việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp; kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tương trợ tư pháp.


5. Định kỳ sáu tháng và hằng năm thông báo với Bộ Tư pháp tình hình thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự.

Ngoài ra, việc thông báo về hình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp ở Điều này còn được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 92/2008/NĐ-CP.


Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của Tòa án nhân dân Tối cao trong hoạt động tương trợ tư pháp. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Tương trợ tư pháp 2007.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tòa án nhân dân Tối cao

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào