Có bắt buộc phải có người áp tải khi vận chuyển hóa chất nguy hiểm
Vấn đề này được quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 11; Khoản 3 Điều 12 Nghị định 104/2009/NĐ-CP và Điểm e Khoản 3 Điều 8 Thông tư 09/2016/TT-BKHCN
Điều 11. Điều kiện của người lao động khi tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm
3. Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này chịu trách nhiệm:
b) Quy định loại hàng nguy hiểm khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải hàng;
Điều 12. Xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho bãi (Nghị định 104/2009/NĐ-CP)
3. Trong trường hợp không quy định phải có người áp tải theo Điều 11 Nghị định này thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người gửi hàng
Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm
3. Trách nhiệm của người Điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm:
e) Không được dừng, đỗ, neo đậu phương tiện vận chuyển ở nơi công cộng đông người (chợ, trường học, bệnh viện...). Đối với hóa chất nguy hiểm bị nhiệt tác động, khi vận chuyển không được dừng đỗ nơi phát sinh nguồn nhiệt và không được đỗ lâu dưới trời nắng gắt; trừ trường hợp phải dừng, đỗ, neo đậu theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải.
Trong trường hợp không có người áp tải hàng nguy hiểm, người Điều khiển phương tiện vận chuyển phải thực hiện thêm các trách nhiệm của người áp tải hàng nguy hiểm;
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập thư ký luật về người áp tải hàng nguy hiểm, để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 09/2016/TT-BKHCN.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật