Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác pháp chế nhà nước?

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác pháp chế nhà nước? Xin chào Anh/Chị Ban biên tập Thư Ký Luật, em là Thương, là sinh viên luật tại TpHCM. Hiện em đang làm tiểu luận về vấn đề tổ chức pháp chế trong bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về vai trò của Ủy ban Nhân dân thì em ít thấy thông tin. Mong Anh/Chị hỗ trợ em tìm được tài liệu cho phần này. Em xin cảm ơn. Hoài Thương – Sinh viên Luật - TpHCM

Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 15 Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế như sau:

1. Trong phạm vi quản lý nhà nước ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế;

c) Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế;

d) Bảo đảm biên chế kinh phí và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của tổ chức pháp chế;

đ) Báo cáo về công tác pháp chế theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất để Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác pháp chế trong phạm vi quản lý nhà nước ở địa phương.
Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý công tác pháp chế ở địa phương.

Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập thư ký luật về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác pháp chế Nhà nước, để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Nghị định 55/2011/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ủy ban nhân dân tỉnh

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào