Kiểm soát văn bản quy phạm pháp luật
Vai trò của cơ quan pháp chế nhà nước trong việc kiểm soát văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 3 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế như sau:
2. Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo kế hoạch sau khi được phê duyệt;
c) Định kỳ 6 tháng, hàng năm trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp;
d) Xây dựng báo cáo về kết quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ;
đ) Chủ trì thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật.
3. Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.
Trên đây là phần tư vấn từ ban biên tập Thư Ký Luật. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, xin vui lòng xem Nghị định 55/2011/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật