Trường hợp nào bị dẫn độ theo pháp luật Việt Nam?

Người nào có thể bị dẫn độ tội theo pháp luật Việt Nam? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là sinh viên, tôi đang nghiên cứu về vấn đề dẫn độ tội phạm. Cho tôi hỏi, trường hợp tội phạm của nước ngoài trốn sang Việt Nam thì Việt Nam có buộc phải dẫn độ tội phạm khi có yêu cầu dẫn độ của cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia đó hay không? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn. (nam***@gmail.com)  

Trường hợp bị dẫn độ tội phạm được quy định tại Điều 33 Luật Tương trợ tư pháp 2007 như sau:
1. Người có thể bị dẫn độ theo quy định của Luật này là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng.
2. Hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu.
3. Trường hợp hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội.
Như vậy, theo quy định này thì không phải mọi trường hợp Việt Nam đều dẫn độ tội phạm khi có yêu cầu của Quốc gia có tội phạm bỏ trốn. Đối chiếu với câu hỏi của bạn, nếu như hành vi đó thuộc vào các trường hợp liệt kê tại Điều 33 thì Việt Nam sẽ dẫn độ tội phạm. Trong trường hợp hành vi đó không bị coi là tội phạm theo BLHS Việt Nam thì Việt Nam có quyền từ chối yêu cầu này.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trường hợp bị dẫn độ theo pháp luật Việt Nam. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Tương trợ tư pháp 2007.

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào