Trường hợp giải thể trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập

Trường hợp nào phải giải thể trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Tôi tên là Ngọc Vinh, hiện đang là sinh viên trường Đại học bách khoa TP. HCM, cho tôi hỏi, pháp luật hiện hành quy định trường hợp nào phải giải thể trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! Email: vinh***@gmail.com

Trường hợp giải thể trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập được quy định tại Khoản 1 Điều 66 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục như sau:

Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Không còn chức năng, nhiệm vụ;

b) Ba năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập;

c) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động;

d) Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

đ) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập; theo yêu cầu sắp xếp về tổ chức trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập để phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trường hợp giải thể trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 46/2017/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

 

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục hòa nhập

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào