Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong chỉ đạo, quản lý, giám sát cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong chỉ đạo, quản lý, giám sát cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại Điều 32 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 như sau:
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cơ quan đại diện.
2. Chủ trì nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ chủ trương đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về cơ quan đại diện.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án về tổ chức bộ máy và chỉ tiêu biên chế của cơ quan đại diện.
4. Thống nhất chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện và thành viên cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về cơ quan đại diện.
6. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước cử và triệu hồi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại diện thường trực tại Liên hợp quốc và Đại diện của Chủ tịch nước tại tổ chức quốc tế.
7. Bổ nhiệm, kéo dài nhiệm kỳ, triệu hồi thành viên của cơ quan đại diện, trừ trường hợp được quy định tại khoản 6 Điều này. Bổ nhiệm, chấm dứt hoạt động đối với Lãnh sự danh dự.
8. Tổ chức và chỉ đạo việc phối hợp hoạt động giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức có liên quan ở trong nước và nước ngoài.
9. Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh phí của cơ quan đại diện.
10. Khen thưởng, kỷ luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong chỉ đạo, quản lý, giám sát cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009.
Trân trọng!