Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp quy định thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp là gì? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Thúy Khanh (khanh***@gmail.com)

Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy định tại Điều 62 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 như sau:

1. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước trong doanh nghiệp, bao gồm:

a) Quản lý, sử dụng vốn nhà nước kém hiệu quả, gây thất thoát;

b) Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích;

c) Trích lập và quản lý, sử dụng các quỹ không đúng mục đích, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

d) Không tổ chức xây dựng các biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

2. Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này để xảy ra lãng phí thì xử lý như sau:

a) Có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của chủ sở hữu;

b) Tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định tại Điều 61 của Luật này và có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này để xảy ra lãng phí thì xử lý như sau:

a) Có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của chủ sở hữu, của cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, giám sát và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;

b) Bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại theo quy định của pháp luật;

c) Tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào