Kinh phí ngân sách nhà nước trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quản lý như thế nào?
Quản lý kinh phí ngân sách nhà nước trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định tại Điều 18 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 như sau:
1. Quản lý kinh phí ngân sách nhà nước phải căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, gắn với kết quả, tiến độ thực hiện nhiệm vụ, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính.
2. Cơ quan, tổ chức quản lý kinh phí ngân sách nhà nước có trách nhiệm:
a) Xây dựng Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xác định cụ thể mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí để giao cho cơ quan, tổ chức sử dụng thực hiện, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả;
b) Trong phạm vi thẩm quyền quy định chế độ, chính sách đồng bộ để bảo đảm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí;
c) Thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao; xử lý các sai phạm, lãng phí qua kết quả kiểm toán nội bộ và các trường hợp vi phạm theo kết luận của Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra, kiểm tra.
- Ngoài ra, nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này còn được hướng dẫn bởi Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định 84/2014/NĐ-CP
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quản lý kinh phí ngân sách nhà nước trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013.
Trân trọng!