Tháo dỡ, phá hủy các công trình bảo đảm an toàn mỏ khi giấy phép khai thác khoáng sản đã chấm dứt hiệu lực bị xử phạt thế nào?

Tháo dỡ, phá hủy các công trình bảo đảm an toàn mỏ khi giấy phép khai thác khoáng sản đã chấm dứt hiệu lực bị xử phạt thế nào? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Tôi tên là Hùng Nam, hiện đang là nhân viên bảo vệ tại TP. HCM, cho tôi hỏi, pháp luật hiện hành quy định về xử phạt hành vi tháo dỡ, phá hủy các công trình bảo đảm an toàn mỏ khi giấy phép khai thác khoáng sản đã chấm dứt hiệu lực như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! Email: nam62***@gmail.com

Tháo dỡ, phá hủy các công trình bảo đảm an toàn mỏ khi giấy phép khai thác khoáng sản đã chấm dứt hiệu lực bị xử phạt theo Khoản 4 Điều 45 Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản như sau:

Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi tháo dỡ, phá hủy các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản khi giấy phép khai thác khoáng sản đã chấm dứt hiệu lực.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt hành vi tháo dỡ, phá hủy các công trình bảo đảm an toàn mỏ khi giấy phép khai thác khoáng sản đã chấm dứt hiệu lực. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 33/2017/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào