Trường hợp nào phải thế chấp tàu biển?

Trường hợp nào phải thế chấp tàu biển? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về việc đăng ký, cung cấp thông tin cầm cố, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển nhưng có một số nội dung tôi chưa được rõ lắm. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Trường hợp nào phải thế chấp tàu biển? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Tùng Anh (anh***@gmail.com)

Các trường hợp thế chấp tàu biển được quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT hướng dẫn việc đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, tàu biển do Bộ Tư pháp - Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

Các trường hợp đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay và đăng ký thế chấp tàu biển được thực hiện theo quy định tại Thông tư này gồm:

1. Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; thế chấp tàu biển;

2. Thay đổi nội dung cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển đã đăng ký;

3. Sửa chữa sai sót về đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển;

4. Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là tàu bay, tàu biển trong trường hợp đã đăng ký cầm cố, thế chấp;

5. Xóa đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các trường hợp thế chấp tàu biển. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thế chấp tàu biển

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào