Hạch toán với chi phí bảo hiểm xã hội truy đóng các năm trước
Trước hết, Khoản 1 Điều 41 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
quy định: “Đơn vị đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chậm quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng.”
Do hợp đồng lao động ký vào đầu năm 2012 nhưng đến cuối năm 2012 hoặc sang năm 2013 công ty mới đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy, thời gian đóng BHXH đã chậm quá thời hạn trên 30 ngày nên Công ty bạn phải đóng BHXH từ đầu năm 2012 và đóng số tiền lãi.
Thứ hai, Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 42 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định:
“Điều 42. Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN
1. Truy thu cộng nối thời gian
1.1. Các trường hợp truy thu:
a) Đơn vị không đăng ký đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN đối với người lao động.
b) Người lao động quy định tại Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 truy đóng BHXH bắt buộc sau khi về nước.
c) Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên công ty bạn đã vi phạm quy định của pháp luật về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động. Do vậy Công ty bạn phải đóng BHXH từ năm 2012 và đóng số tiền lãi. Sau khi truy thu thì thời gian từ tháng 01/2012 đến tháng 10/2012 được tính vào thời gian người lao động đó đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Thứ ba, về thủ tục truy đóng BHXH,
-Cơ quan giải quyết: Cơ quan bảo hiểm xã hội quận, huyện nơi Công ty đặt trụ sở
-Hồ sơ: theo Điểm b Khoản 1 Điều 23 Quyết định 959/QĐ-BHXH hồ sơ truy đóng BHXH bao gồm:
· Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS);
· Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ truy thu (Phụ lục 02).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
-Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng
-Công thức tính lãi chậm (Điều 56 Quyết định 1111/QĐ-BHXH) đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN:
Lcdi = (Pcdi + Lcdi-1) x k (đồng)
Trong đó:
* Lcdi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng).
* Pcdi: số tiền chưa đóng phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:
Pcdi = Plki – Spsi, trong đó:
Plki: tổng số tiền phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i.
Spsi: số phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi.
Nếu Pcdi > 0 thì có nợ tính lãi, nếu Pcdi ≤ 0 thì không có nợ tính lãi.
* k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%/tháng): Đối với BHXH bắt buộc và BHTN thì k tính bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH hằng năm do BHXH Việt Nam công bố chia cho 12; đối với BHYT thì k tính bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng tại thời điểm tính lãi chia cho 12.
* Lcdi-1: lãi chậm đóng chưa trả hết tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi.
Thứ ba, về hoạch toán chi phí truy đóng BHXH, Điều 6, Khoản 2 Điểm 2.10 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“2.10. Phần trích nộp các quỹ bảo hiểm bắt buộc cho người lao động vượt mức quy định; phần trích nộp kinh phí công đoàn cho người lao động vượt mức quy định.”
Căn cứ theo quy định trên, phần trích nộp BHXH vượt mức quy định không được tính vào chi phí được trừ. Ngoài ra, chi phí truy đóng bảo hiểm sẽ tính vào chi phí năm
Hiện tại, do các thông tin mà bạn cung cấp còn hạn chế, nên tôi chỉ có thể trả lời sơ bộ cho bạn như vậy. Để có được câu trả lời chính xác hơn bạn nên liên hệ trực tiếp với luật sư để cung cấp thêm những thông tin cụ thể, cũng như trao đổi để tìm ra phương án tốt nhất.
Thư Viện Pháp Luật