Nhà thấu giám sát có thể làm luôn thí nghiệm Vật liệu xây dựng ?

"Hiện nay tôi đang làm việc tại một Trung tâm Kiểm định, Trung tâm chúng tôi có một phòng thí nghiệm Vật liệu xây dựng (VLXD) hợp chuẩn. Vừa qua, chúng tôi có trúng thầu giám sát một dự án xây dựng ( Xây dựng mới trụ sở làm việc của Sở bưu chính viễn thông). Theo điểm 7 điều 36 của Nghị đính Số 12/2009/NĐ-CP có ghi “ Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước......., nhà thầu giám sát không được ký hợp đồng với nhà thầu xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình mình giám sát, trừ trường hợp người ra quyết định đầu tư cho phép” Như vậy cho tôi được hỏi: 1, Cụm từ “Kiểm định chất lượng công trình xây dựng” theo Nghị định 12 khác với thí nghiệm vật liệu xây dựng như thế nào ?. Vì thông thường đối với nhà thầu xây dựng chỉ tiến hành thí nghiệm các vật liệu trước khi đưa vào công trình chứ không cần kiểm định công trình. 2, Trung tâm chúng tôi vừa làm Tư vấn giám sát vừa sử dụng Phòng thí nghiệm của Trung tâm để thực hiện các thí nghiệm VLXD cung cấp cho nhà thầu có được không ?"

1. Kiểm định chất lượng xây dựng là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, bộ phận công trình, hạng mục công trìnhhoặc công trình xây dựng với quy định của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng tương ứng được áp dụng.

2. Kiểm định chất lượng xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:  

a) Đánh giá hiện trạng chất lượng công trình đang sử dụng;

b) Bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng có nghi ngờ về chất lượng;

c) Khi công trình có sự cố;

d) Theo yêu cầu của Chủ đầu tư, tổ chức bán bảo hiểm, nhà thầu cung cấp vật liệu xây dựng, thiết bị hoặc của nhà thầu thi công xây dựng khi có tranh chấp hợp đồng xây dựng về chất lượng xây dựng.

đ) Theo yêu cầu của chủ đầu tư trước khi nghiệm thu đối với hình thức chìa khóa trao tay.

e) Phúc tra chất lượng khi có nghi ngờ về chất lượng trong quá trình chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực và chứng nhận về sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

g) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc hồ sơ hoàn công không đủ cơ sở để đánh giá chất lượng.

Thí nghiệm vật liệu xây dựng là việc thực hiện các phép thử nhằm kiểm tra, đánh giá các đặc trưng kỹ thuật của đất xây dựng, vật liệu, kết cấu, cấu kiện,...sử dụng trong công trình xây dựng bằng các thiết bị, máy móc chuyên dùng. Nói một cách chính xác là thí nghiệm vật liệu xây dựng là cơ sở của việc kiểm định chất lượng xây dựng.

3. Nhà thầu thi công xây dựng được tự thực hiện việc kiểm tra vật tư, vật liệu, cấu kiện xây dựng tại Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận của chính nhà thầu hoặc thuê của tổ chức khác thông qua hợp đồng hoặc văn bản yêu cầu. Bởi vậy, nếu Trung tâm kiểm định của bạn có Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng đã được công nhận thì được phép thí nghiệm vật liệu xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng nhưng không được thực hiện kiểm định chất lượng xây dựng trong các trường hợp mà khoản 7 Điều 36 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng đã quy định.

Phiếu kết quả thí nghiệm phải ghi rõ số hợp đồng thí nghiệm hoặc văn bản yêu cầu của đơn vị yêu cầu thí nghiệm (nhà thầu thi công xây dựng) theo quy định tại Điều 17 Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 11/2008/ QĐ-BXD ngày 01/7/2008 của Bộ Xây dựng. Việc lấy mẫu và thực hiện các phép thử phải do chính Trung tâm kiểm định thực hiện. Phiếu kết quả thí nghiệm phải phản ảnh chất lượng thực tế của toàn bộ vật liệu trên công trường chứ không phải chỉ đúng với mẫu do nhà thầu thi công xây dựng mang đến.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vật liệu xây dựng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào