Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia quy định thế nào?
Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 34 Luật dự trữ quốc gia 2012 như sau:
1. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều 35 của Luật này.
2. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách quy định tại Điều 36 của Luật này.
3. Nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia theo chỉ tiêu kế hoạch được giao quy định tại Điều 37 của Luật này.
4. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác quy định tại Điều 39 của Luật này.
- Ngoài ra, nội dung quy định tại Điều này còn được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 89/2015/TT-BTC như sau:
1. Nhập hàng dự trữ quốc gia bao gồm các trường hợp:
a) Nhập mua tăng hàng dự trữ quốc gia thuộc chỉ tiêu kế hoạch luân phiên đổi hàng;
b) Nhập do điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia;
c) Nhập tăng hàng dự trữ quốc gia đối với số lượng hàng khi kiểm kê thực tế lớn hơn so với số lượng của sổ kế toán;
d) Nhập hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác.
2. Xuất hàng dự trữ quốc gia bao gồm các trường hợp:
a) Xuất bán hàng dự trữ quốc gia thuộc chỉ tiêu kế hoạch luân phiên đổi hàng;
b) Xuất điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia;
c) Xuất hàng dự trữ quốc gia khi thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia;
d) Xuất hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật dự trữ quốc gia 2012.
Trân trọng!