Trách nhiệm của tổ chức chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản là gì?

Trách nhiệm của tổ chức chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản là gì? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Trách nhiệm của tổ chức chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản là gì? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Hoàng Thiện (thien***@gmail.com)

Trách nhiệm của tổ chức chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản được quy định tại Điều 27 Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản như sau:

1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan chỉ định về kết quả chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

2. Báo cáo kết quả chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản cho cơ quan chỉ định theo định kỳ hàng tháng hoặc khi có yêu cầu.

3. Lưu mẫu và bảo quản mẫu trong thời gian ít nhất 90 ngày kể từ ngày thông báo kết quả chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản cho tổ chức, cá nhân.

4. Lưu hồ sơ chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong thời gian ít nhất 05 năm.

5. Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về hoạt động chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản của các cơ quan quản lý.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của tổ chức chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 39/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào