Kiểm tra thông thường chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu

Kiểm tra thông thường chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Kiểm tra thông thường chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Quang Tùng (tung***@gmail.com)

Kiểm tra thông thường chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được quy định tại Khoản 4 Điều 20 Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản như sau:

a) Hình thức kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra cảm quan và lấy mẫu đại diện để phân tích tối thiểu 01 chỉ tiêu an toàn và 01 chỉ tiêu chất lượng trong tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, đảm bảo cho việc đánh giá được độ an toàn và chất lượng của sản phẩm kiểm tra. Riêng đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh bắt buộc phải kiểm tra tất cả các loại kháng sinh có trong sản phẩm.

Cơ quan kiểm tra, tổ chức được chỉ định xác định chỉ tiêu cụ thể và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng, an toàn của thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

b) Chế độ kiểm tra này áp dụng đối với các lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 Điều này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về kiểm tra thông thường chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 39/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào