Xem xét, đánh giá tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết

Xem xét, đánh giá tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được quy định như thế nào? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Tôi tên là Thanh Hòa, hiện đang sống tại Cần Giờ, cho tôi hỏi, pháp luật hiện hành quy định về xem xét, đánh giá tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! Email: hoa***@gmail.com

Xem xét, đánh giá tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được quy định tại Điều 2 Thông tư 14/2014/TT-BTP như sau:

1. Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở quy định tại Điều 11 và Điều 12 Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. 
2. Nguồn thông tin cơ bản để đánh giá về tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết bao gồm: 
a) Thông tin của các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 3 Điều này; 
b) Kết quả của hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; 
c) Kết quả của hoạt động hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển quy phạm pháp luật, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính; 
d) Phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội. 
3. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã (sau đây gọi chung là cơ quan chuyên môn) phát hiện văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; kiến nghị hình thức xử lý, gửi về tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã (sau đây gọi chung là cơ quan tư pháp) để tổng hợp. 
4. Trên cơ sở phân tích, xem xét, tổng hợp các nguồn thông tin được quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan tư pháp lập danh mục các văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xem xét, đánh giá tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 14/2014/TT-BTP để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào