Nguyên tắc theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Nguyên tắc theo dõi tình hình thi hành pháp luật được quy định như thế nào? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Tôi tên là Khánh Hùng, hiện đang là nhân viên tự do ở Hà Nội, cho tôi hỏi, pháp luật hiện hành quy định về nguyên tắc theo dõi tình hình thi hành pháp luật như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! Email: hung.khanh***@gmail.com

Nguyên tắc theo dõi tình hình thi hành pháp luật được quy định tại Điều 4 Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật như sau:

1. Khách quan, công khai, minh bạch.

2. Thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm.

3. Kết hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo lĩnh vực và theo địa bàn.

4. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật; không trùng lắp, chồng chéo với các hoạt động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước đã được pháp luật quy định.

5. Huy động sự tham gia của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nhân dân.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 59/2012/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào