Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản được thành lập thế nào?

Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản được thành lập thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến quy chế làm việc của các Tổ Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, nhưng những nội dung quy định này tôi chưa hiểu rõ lắm. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản được thành lập thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Văn Dũng (dung***@gmail.com)

Thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản được quy định tại Khoản 1, 3 và 4 Điều 3 Thông tư 01/2015/TT-CA quy định về Quy chế làm việc của các Tổ Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:

1. Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân cấp huyện được thành lập ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được thành lập ở Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật phá sản.

3. Chánh án Tòa án nhân dân có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải ban hành quyết định thành lập Tổ thẩm phán gồm 03 Thẩm phán và giao cho một Thẩm phán làm Tổ trưởng.

4. Việc thay đổi Thẩm phán để thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; Tổ thẩm phán giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được thực hiện như sau:

a) Trong quá trình giải quyết mà Thẩm phán không tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ của mình vì lý do sức khỏe, nghỉ hưu, chuyển công tác, chưa được bổ nhiệm lại khi hết nhiệm kỳ, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác hoặc thuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật phá sản, thì việc thay đổi Thẩm phán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật phá sản;

b) Việc quyết định thay đổi Thẩm phán phải được xem xét, quyết định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, đề nghị và phải được gửi cho người tiến hành thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 01/2015/TT-CA.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào