Viên chức ngoại giao có phải nộp bảo hiểm theo quy định của pháp luật không?
Chế độ bảo hiểm của viên chức ngoại giao được quy định cụ thể tại Điều 33 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao, theo đó:
1. Viên chức ngoại giao được miễn thực hiện các quy định hiện hành về chế độ bảo hiểm ở Nước tiếp nhận đối với các công việc phục vụ cho Nước cử đi, trừ các quy định ở Đoạn 3 Điều này.
2. Việc miễn trừ nêu ở Đoạn 1 của Điều này cũng được áp dụng đối với những người phục vụ riêng của các viên chức ngoại giao, với điều kiện:
a) Họ không phải là công dân Nước tiếp nhận hay không có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này.
b) Họ phải tuân theo các quy định hiện hành về bảo hiểm xã hội ở Nước cử đi hay ở một Nước thứ ba.
3. Viên chức ngoại giao thuê những người phục vụ không được hưởng quyền miễn trừ nêu ở Đoạn 2 của Điều này phải tuân theo những nghĩa vụ mà các điều khoản về bảo hiểm xã hội của Nước tiếp nhận quy định đối với người thuê nhân công.
4. Việc miễn trừ nêu ở các Đoạn 1 và 2 của Điều này không loại trừ việc tự nguyện tham gia chế độ bảo hiểm xã hội của Nước tiếp nhận, miễn là việc tham gia đó được Nước này cho phép.
5. Những quy định của Điều này không ảnh hưởng đến các hiệp định hai bên hay nhiều bên về bảo hiểm xã hội đã được ký từ trước và không cản trở việc ký các hiệp định như vậy về sau.
Trên đây là tư vấn về chế độ bảo hiểm của viên chức ngoại giao. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật