Có được kiểm tra nhà riêng của viên chức ngoại giao không?

Có được kiểm tra nhà riêng của viên chức ngoại giao không? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Ngọc, đang sinh sống tại Nam Định, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi có được kiểm tra nhà riêng của viên chức ngoại giao không? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Thanh Ngọc_093**)

Quyền bất khả xâm phạm về nhà riêng của cán bộ của cơ quan đại diện ngoại giao được quy định cụ thể tại Điều 31 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao, theo đó:

1. Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự của Nước tiếp nhận. Họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính, trừ những trường hợp sau:

a) Một vụ kiện về tài sản liên quan đến bất động sản tư nhân nằm trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, nếu như viên chức ngoại giao sở hữu bất động sản đó không trên danh nghĩa Nước cử đi vì các mục đích của cơ quan đại diện.

b) Một vụ kiện liên quan đến việc thừa kế, trong đó viên chức ngoại giao đứng tên là người thực hiện di chúc, người bảo hộ, người thừa kế hoặc người thừa tự với tư cách cá nhân chứ không phải nhân danh Nước cử đi.

c) Một vụ kiện liên quan đến bất cứ hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại nào mà viên chức ngoại giao tiến hành ở Nước tiếp nhận ngoài phạm vi những chức năng chính thức của họ.

2. Viên chức ngoại giao không bắt buộc phải ra làm chứng.

3. Không được có bất cứ một biện pháp xử lý nào đối với viên chức ngoại giao, trừ những trường hợp nêu ở các điểm a, b và c trong Đoạn 1 của Điều này và việc xử lý đó cần được tiến hành sao cho không vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể hoặc nhà ở của họ.

4. Quyền được miễn trừ xét xử của một viên chức ngoại giao đối với pháp luật Nước tiếp nhận không miễn trừ cho người đó đối với pháp luật Nước cử đi.

Trên đây là tư vấn về quyền bất khả xâm phạm về nhà riêng của cán bộ của cơ quan đại diện ngoại giao. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào