Đối thoại với người lao động theo quy định nào?
Điều 63 Bộ luật lao động 2012 quy định về mục đích, hình thức đối thoại tại nơi làm việc như sau:
1. Đối thoại tại nơi làm việc nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa NSDLĐ và NLĐ để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc.
2. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa NLĐ và NSDLĐ hoặc giữa đại diện tập thể lao động với NSDLĐ, bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
3. NSDLĐ, NLĐ có nghĩa vụ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của Chính phủ.
Để cụ thể hoá Khoản 3 Điều 63 Bộ luật lao động 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2013/NĐ-CP về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Theo đó, việc đối thoại tại nơi làm việc gồm một số nội dung cơ bản như: Nội dung đối thoại tại nơi làm việc về tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDSLĐ; Việc thực hiện HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc; Điều kiện làm việc; Yêu cầu của NLĐ, tập thể lao động đối với NSDLĐ và ngược lại; Nội dung khác mà hai bên quan tâm. Việc đối thoại này có thể tiến hành định kỳ 3 tháng một lần hoặc bất thường theo yêu cầu của một bên. Ngoài ra còn có nội dung NLĐ tham gia góp ý, NLĐ tham gia giám sát... Bạn có thể tham khảo thêm nội dung tại Nghị định 60/2013/NĐ-CP để thực hiện.