Chấm dứt hợp đồng 3 tháng vẫn chưa được nhận lương phải làm thế nào?

Tôi xin hỏi. Tôi xin chấm dứt hợp đồng lao động với công ty vì lý do cá nhân. Đến giờ được 3 tháng và công ty vẫn còn nợ lương của tôi. Vậy tôi phải làm gì để được nhận tiền lương của tôi? tôi xin cám ơn. Phan Văn Minh

Do nội dung câu hỏi ông Phan Văn Minh (sau đây xin được gọi tắt là Ông) nêu ra mang tính khái quát chung mà không đưa ra các thông tin chi tiết nên Sở Tư pháp: (i) chưa có đầy đủ thông tin để xác định Ông ký loại Hợp đồng lao động gì với công ty trong các loại Hợp đồng lao động được quy định tại Khoản 1, Điều 22 Bộ luật Lao động 2012; (ii) chưa có cơ sở để xác định việc Ông chấm dứt Hợp đồng lao động với công ty thuộc trường hợp nào được quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012 hay ngừng việc; (iii) chưa có cơ sở để xác định việc chấm dứt Hợp đồng lao động của Ông với công ty có đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về lao động hay không; (iv) chưa có cơ sở để xác định Ông đã hoàn thành nghĩa vụ với công ty như nội dung có thỏa thuận trong Hợp đồng lao động khi Ông chấm dứt Hợp đồng lao động với công ty hay chưa; (v) chưa có cơ sở để xác định việc công ty chưa trả lương cho Ông là có căn cứ pháp lý hay không vì chưa rõ giữa Ông với công ty có thỏa thuận về thời hạn trả lương hoặc gia hạn thời hạn trả lương hay không.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 47 Bộ luật lao động quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động: “Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoảncó liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày”; Điều 96 quy định về nguyên tắc trả lương như sau: “Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương”.

Trường hợp này, Ông có thể khiếu nại với lãnh đạo công ty. Nếu công ty không giải quyết quyền lợi về tiền lương cho Ông, thì Ông có thể  yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành, Ông có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty của Ông đặt trụ sở để Tòa án tiến hành giải quyết theo các quy định sau:

1. Hoà giải viên lao động.

Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

.

Tuy nhiên, trường hợp này Ông cũng cần phải cân nhắc Điều 98 của Bộ luật Lao động quy định tiền lương ngừng việc như sau: “Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương.

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”Trên đây là nội dung trả lời của Giám đốc Sở Tư pháp đối với nội dung thắc mắc của ông Phan Văn Minh. Đề nghị ông Phan Văn Minh tham khảo, nghiên cứu và vận dụng cho phù hợp. Rất mong nhận được sự hợp tác! ./.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào