Tranh chấp đất đai bị người khác xâm phạm
- Mẹ tôi ủy quyền cho tôi đứng ra khởi kiện được không (có Giấy ủy quyền mẹ tôi và tôi mọi quyền liên quan đến đất đai làm tại UBND xã).
Trước hết, Giám đốc Sở Tư pháp trân trọng cảm ơn ông Đặng Hữu Thọ (sau đây gọi tắt là Ông) đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới Chuyên mục “Công dân hỏi, Giám đốc Sở trả lời” của Sở Tư pháp. Sau khi nghiên cứu các quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về tố tụng dân sự, Giám đốc Sở Tư pháp trả lời thắc mắc theo nội dung thư đề nghị của Ông như sau:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Đối với trường hợp xác định các loại giấy tờ khác về quyền sử dụng đất, Khoản 1, Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định:
Các giấy tờ khác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai có tên người sử dụng đất, bao gồm:
Như vậy, theo quy định nêu trên thì có 2 cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân nhưng phải tùy thuộc vào trường hợp tranh chấp theo Khoản 1 hoặc Khoản 2, Điều 203 Luật Đất đai như đã nêu trên.
Theo như nội dung Ông nêu thì cha Ông có tên trong sổ mục kê. Tuy nhiên, do Ông không nêu rõ là sổ mục kê đất được lập vào thời gian nào; không nêu rõ có tranh chấp đối với tài sản là 8m2 nhà bếp hay không; người lấn chiếm đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo hay cá nhân, tổ chức nào khác nên Sở Tư pháp không có đầy đủ cơ sở để xác định người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Ông theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2, Điều 203 của Luật Đất đai năm 2003. Vì vậy, đề nghị Ông căn cứ vào Khoản 1, Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Khoản 1, Khoản 2, Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 như đã trích dẫn ở trên và nội dung của vụ việc tranh chấp để xác định người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho phù hợp.
- Về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai: Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai thì: Người đang trực tiếp sử dụng đất tranh chấp gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị giải quyết tranh chấp theo thủ tục hòa giải. Trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành người tranh chấp gửi đơn đến Ủy ban nhân dân huyện hoặc Tòa án nhân dân huyện để yêu cầu giải quyết tranh chấp cho phù hợp theo quy đ5nh tại Khoản 1 hoặc Khoản 2, Điều 203 Luật Đất đai.
Điều 191. Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Điều 192. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện
a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật này hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;
d) Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng;
e) Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật này.
Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện;
Như vậy, theo các quy định nêu trên, nếu Ông hoặc mẹ Ông không tuân thủ đúng các trình tự, thủ tục theo quy định thì Tòa án không thụ lý đơn hoặc trả đơn yêu cầu khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai của Ông hoặc mẹ Ông là đúng quy định của pháp luật.
Khoản 7, Điều 166 Luật Đất đai năm 2013 quy định người sử dụng đất có quyền: “Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai”.
Khoản 2, Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm”.
- Căn cứ theo Khoản 7, Điều 166 Luật Đất đai năm 2013; Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã trích dẫn ở trên thì người đang trực tiếp sử dụng thửa đất là người có quyền khởi kiện vụ án ra tòa ánvà trở thành nguyên đơn trong vụ án dân sự theo Khoản 2, Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Vì vậy, có thể xảy ra các trường hợp sau:
Nếu Ông và mẹ Ông cùng đang trực tiếp sử dụng đất thì Ông có quyền tự mình đứng ra khởi kiện mà không cần có Giấy ủy quyền của mẹ Ông.
Trên đây là nội dung trả lời của Giám đốc Sở Tư pháp đối với nội dung thắc mắc của ông Đặng Hữu Thọ. Đề nghị ông Đặng Hữu Thọ tham khảo, nghiên cứu và vận dụng cho phù hợp./.
Thư Viện Pháp Luật