Thẩm quyền và tổ chức xử lý nợ tồn đọng của hợp tác xã phi nông nghiệp

Cho tôi hỏi: Thẩm quyền và tổ chức xử lý nợ tồn đọng của hợp tác xã phi nông nghiệp được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cảm ơn! Trần Hoàng Minh Trí, địa chỉ mail minhtri****@gmail.com

Thẩm quyền và tổ chức xử lý nợ tồn đọng của hợp tác xã phi nông nghiệp được hướng dẫn tại Tiểu mục 2 Mục II Thông tư 09/2004/TT-BTC triển khai thực hiện xử lý nợ tồn đọng của hợp tác xã phi nông nghiệp do Bộ Tài chính ban hành, theo đó:

2. Thẩm quyền và tổ chức xử lý nợ:

2.1- Đối với khoản nợ ngân hàng thương mại nhà nước: thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2.2- Đối với khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước:

Căn cứ tài liệu về các khoản nợ của hợp tác xã đã giải thể; hồ sơ tài liệu đề nghị xoá nợ của hợp tác xã đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ, không có khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan, cơ quan thuế quận, huyện, thị xã kiểm tra, xác định, lập danh sách và hồ sơ đề nghị xoá nợ gửi về Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cục Thuế có trách nhiệm thẩm định, tổng hợp báo cáo uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét ra quyết định xoá nợ, kết quả được gửi về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính (theo biểu mẫu số 1 kèm theo Thông tư này).

2.3- Đối với khoản nợ doanh nghiệp nhà nước địa phương:

Căn cứ tài liệu về các khoản nợ của hợp tác xã đã giải thể; hồ sơ tài liệu đề nghị xoá nợ của hợp tác xã đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ, không có khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp phải tự kiểm tra, xem xét xoá nợ và báo cáo kết quả xử lý cho Sở Tài chính (theo biểu mẫu số 2 kèm theo Thông tư này).

Doanh nghiệp hạch toán khoản xoá nợ phải thu của hợp tác xã theo quy định tại Thông tư số 85/2002/TT-BTC ngày 26/9/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 11/7/2002 của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước.

- Trường hợp không có nguồn phải giảm vốn nhà nước thì căn cứ quy định tại Khoản 2 Mục I Phần B Thông tư số 85/2002/TT-BTC ngày 26/9/2002 của Bộ Tài chính, doanh nghiệp có văn bản báo cáo kèm hồ sơ, tài liệu gửi Sở Tài chính. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức thẩm định và tổng hợp (theo biểu mẫu số 3 kèm theo Thông tư này) trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

- Trường hợp do xử lý các khoản nợ phải thu của hợp tác xã theo các quy định trên mà doanh nghiệp bị lỗ cần hỗ trợ tài chính để đảm bảo vốn hoạt động thì xử lý theo quy định tại tiết d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ và điểm 2.1.4, khoản 2, mục I Thông tư số 85/2002/TT-BTC ngày 26/9/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có văn bản báo cáo kèm hồ sơ, tài liệu gửi về Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) để xem xét, giải quyết.

2.4- Đối với khoản nợ doanh nghiệp nhà nước Trung ương:

Căn cứ tài liệu đã thu thập được về các khoản nợ của hợp tác xã đã giải thể; hồ sơ tài liệu đề nghị xoá nợ của hợp tác xã đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ, không có khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp phải tự kiểm tra, xem xét xoá nợ và báo cáo kết quả xử lý (theo biểu mẫu số 2 kèm theo Thông tư này) về Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) và cơ quan trực tiếp quản lý của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp hạch toán khoản xoá nợ phải thu của hợp tác xã theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ và Thông tư số 85/2002/TT-BTC ngày 26/9/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước.

Trường hợp không có nguồn phải giảm vốn nhà nước hoặc cần hỗ trợ tài chính để đảm bảo vốn hoạt động thì xử lý theo quy định tại tiết d Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ và điểm 2.1.4, khoản 2, mục I Thông tư số 85/2002/TT-BTC ngày 26/9/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp có văn bản báo cáo kèm hồ sơ, tài liệu gửi về Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) để xem xét, giải quyết.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Thẩm quyền và tổ chức xử lý nợ tồn đọng của hợp tác xã phi nông nghiệp, được quy định tại Thông tư 09/2004/TT-BTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp tác xã

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào