Có được thế chấp xe máy hay ô tô?
Bạn hiểu như vậy là chưa đúng vì pháp luật về dân sự không căn cứ vào loại tài sản được mang ra bảo đảm thực hiện nghĩa vụ để phân biệt giữa thế chấp và cầm cố. Thế chấp tài sản khác cầm cố tài sản ở chỗ trong trường hợp cầm cố, bên cầm cố phải chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ; trong trường hợp thế chấp, bên thế chấp được giữ tài sản thế chấp để tiếp tục khai thác, sử dụng.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên cũng có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong khi đó, theo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 thì cầm cố tài sản là việc một bên (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Thư Viện Pháp Luật