Bị đuổi việc không phải bồi thường chi phí đào tạo
Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh trong các cơ quan nhà nước (trong đó tập trung vào các cơ quan hành chính) để thực thi hoạt động công vụ và được hưởng lương và các khoản thu nhập từ ngân sách nhà nước.
Khoản 4, Điều 49 quy định: Công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng nếu tự ý bỏ việc, xin thôi việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Điều 36, Nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định cán bộ được cử đi đào tạo ở trong nước và ngoài nước phải đền bù chi phí đào tạo trong các trường hợp sau:
a) Trong thời gian được cử đi đào tạo, viên chức tự ý bỏ học hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc;
b) Viên chức hoàn thành khóa học nhưng không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp, chứng nhận kết quả học tập;
c) Viên chức đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học từ trình độ trung cấp trở lên nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết quy định tại điểm b khoản 2 điều này.
Căn cứ quy định trên, cán bộ công chức phải bồi thường chi phí đào tạo trong các trường hợp: tự ý bỏ học, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không hoàn thành khóa học, không được cấp văn bằng tốt nghiệp, chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết. Như vậy, buộc thôi việc do vi phạm kỷ luật lao động không thuộc trường hợp phải bồi thường chi phí đào tạo.
Mặc dù bạn được cử đi học bằng nguồn Ngân sách nhà nước và có cam kết phải làm việc tại cơ quan trong vòng 5 năm. Bạn nghỉ việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết là do bị buộc thôi việc, không thuộc các trường hợp phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Do vậy, bạn sẽ không phải bồi thường chi phí đào tạo. Việc cơ quan yêu cầu bạn bồi thường là không có căn cứ.
Thư Viện Pháp Luật