Quy định về Kiểm tra đột xuất Tòa án nhân dân
Quy định về Kiểm tra đột xuất Tòa án nhân dân được hướng dẫn tại Điều 20 Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC, theo đó:
Điều 20. Kiểm tra đột xuất
1. Ban hành quyết định kiểm tra đột xuất
a) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân được ủy quyền ban hành quyết định kiểm tra đột xuất.
b) Quyết định kiểm tra đột xuất căn cứ vào yêu cầu cấp thiết của công tác lãnh đạo, quản lý và nhiệm vụ chính trị của Tòa án nhân dân.
c) Quyết định kiểm tra đột xuất có nội dung sau: Căn cứ ban hành quyết định; mục đích, yêu cầu kiểm tra; đối tượng, nội dung kiểm tra, thời hạn kiểm tra; họ tên, chức vụ của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn (nếu có) và các thành viên đoàn kiểm tra.
d) Quyết định kiểm tra đột xuất được thông báo cho đối tượng kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra.
2. Ban hành Kế hoạch kiểm tra đột xuất
a) Kế hoạch kiểm tra đột xuất do Trưởng đoàn xây dựng sau khi có quyết định kiểm tra.
b) Kế hoạch kiểm tra đột xuất gồm: Căn cứ xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra; kế hoạch làm việc với đối tượng kiểm tra, với cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung kiểm tra và biện pháp tổ chức thực hiện.
c) Kế hoạch kiểm tra đột xuất được thông báo cho đối tượng kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra.
3. Thời hạn kiểm tra, việc họp đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra, ban hành kết luận, theo dõi việc thực hiện kết luận và hồ sơ kiểm tra thực hiện như quy trình kiểm tra theo kế hoạch quy định tại Quy chế này.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Kiểm tra đột xuất Tòa án nhân dân, được quy định tại Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật